==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Vốn là một khu vực kỳ bí nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, nơi có những kỳ quan được hình thành trên dòng lịch sử, những khu thăm quan nghỉ dưỡng ven hồ, những bản làng Thái đơn sơ. Nhưng ấn tượng mạnh nhất phải nói về các lễ hội truyền thống hàng năm.

Vốn là một miền đất kỳ bí nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, nơi có những kỳ quan được hình thành chạy theo dòng lịch sử, những khu thăm quan nghỉ dưỡng ven hồ, những bản làng Thái đơn sơ. Nhưng ấn tượng mạnh nhất phải nói về các lễ hội truyền thống được diễn ra hàng năm, cho dù thời gian có trôi nhanh, cho dù Quỳnh Nhai đã thay da đổi thịt thì từng giá trị văn hóa nghệ thuật vẫn cứ được lưu truyền mà không bị bào mòn theo năm tháng.

Một lần đến là vạn lần sẽ trở lại, bởi cái không khí náo nhiệt nó chỉ được diễn ra có vài lần trong một năm. Quỳnh Nhai là vậy, thường ngày thì thanh bình yên tĩnh trong từng làn gió mát với ánh nắng về trưa, nhưng mỗi khi tiếng trống rộn vang thì cả mảnh đất như bị xé tan ra thành nhiều mảng, nét đặc sắc cũng sẽ được phô diễn trước hàng trăm nghìn người tới thăm. Vậy xứ sở này có những lễ hội nào đặc trưng mà khiến cho mọi chuyến đi khám phá Mộc Châu lại phải ghé qua để trải nghiệm.

Lễ hội thầy mo Then Kin Pang

Là một lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái trắng, nổi bật nhất ở Bản Kích - xã Pha Khinh - huyện Quỳnh Nhai. Một không gian văn hóa dân tộc được lưu truyền từ quá khứ, thời điểm để các thầy mo gặp lại con nuôi của mình. Trong đó, thầy mo được hiểu như người trên trời được phái xuống trần để cứu giúp nhân gian, còn con nuôi của thầy là những người bệnh đã được thầy chữa khỏi. Lễ hội này luôn tổ chức với quy mô khá lớn, thời gian diễn ra từ 3 đến 4 ngày, rất nhiều người sẽ mang lễ đến để cảm tạ, không ít người muốn tới để cầu xin.

Các lễ hội độc đáo ở Quỳnh Nhai - Ảnh 1

Kin Pang Then cũng không nằm ngoại lệ, gồm hai phần rõ rệt “Phần lễ và phần hội được diễn ra trong những ngày đầu năm”.

  • Với phần lễ là những lối hát truyền thống mang một ý nghĩa to lớn, thể hiện cho sự tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu v.v..
  • Còn phần hội thì lại sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn từ câu hát, điệu nhảy cho đến những trò chơi truyền thống.

Lễ hội gội đầu

Với người phụ nữ Thái, thì việc gội đầu nó là một nghệ thuật truyền thống, ứng với cách gọi Tăng Cẩu tức là những búi tóc sẽ được văng cao hơn đỉnh đầu. Thú vị nằm ở chỗ, trong nền văn hóa của dân tộc Thái thì đó chính là cách để nhận biệt người phụ nữ nào đã có gia đình. Bên cạnh đó, tóc của gái Thái dài ngất ngưởng, hiếm có ai cắt tóc ngắn, họ thường búi cao rồi cài một chiếc trâm bạc để cố định, chiếc trâm không chỉ tô thêm vẻ đẹp của một cô sơn nữ vùng cao mà còn thể hiện được thứ bậc của họ trong gia đình. Mái tóc đen là do không dùng các loại hóa chất như ở dưới miền xuôi, thay vào đó họ gội bằng lá cây rừng để dưỡng tóc.

Tộc Thái quan niệm rằng, việc mà người phụ nữ gội đầu có sự rằng buộc mật thiết đến tính an nguy của người chồng, nhất là khi chồng họ đi làm ăn xa hay thực hiện những công việc nguy hiểm. Nếu nói chi tiết hơn thì để đảo bảo cho sự an toàn của chồng mình, các cô gái sẽ không gội đầu cho tới khi chồng họ trở về.

Vài tháng không gội là chuyện bình thường, nhưng tại sao tóc họ vẫn đen và mượt, có lẽ bí quyết để tóc luôn sạch mà không bị gàu thì phải nói đây là một nghệ thuật truyền thống “Họ thường dùng nước vo gạo nếp dưới dạng đặc, sau đó để cho hỗn hợp trở nên sền sệt cũng mất khoảng hai ngày, tới khi mùi khó ngửi được bốc lên là quy trình tạo ra sản phẩm gội đầu của người Thái cũng được hoàn thiện”.

Các lễ hội độc đáo ở Quỳnh Nhai - Ảnh 2

Nhưng tại sao người ta lại gọi đó là lễ hội… Đơn giản bởi vì nó độc và nó lạ. Nếu ai đó muốn một lần được tận hưởng cái cảm giác độc đáo đó thì có thể tìm đến các con suối ở Phù Yên, xã Ngọc Chiến - Mường Lay – Quỳnh Nhai.

Lễ hội đua thuyền truyền thống

Một lễ hội tưng bừng được diễn ra thường niên trong ngày mùng 10 tháng giêng tại lòng hồ sông Đà huyện Quỳnh Nhai, nơi có công đồng dân tộc Thái tập trung chủ yếu, mưu sinh bằng việc trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá, nên việc gắn bó cùng sông nước đã trở thành công việc thường ngày cho cả sinh hoạt lẫn lao động sản xuất.

Xét riêng về lễ hội, nó giữ một vài trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn nét văn hóa truyền thống, bởi Quỳnh Nhai của ngày hôm nay là con huyện được di dời từ địa điểm cũ sang Phiêng Lanh - Mường Giàng. Trong đó các đội tham gia đua thuyền là những người dân đến từ các xã ven sông Đà, một ngày hội lớn để giao lưu, học hỏi lẫn thắt chặt tình cảm thân thiết của những đứa con miền núi Quỳnh Nhai.

Nhưng nói là đua thuyền, bên cạnh đó người ta còn tổ chức các hoạt động thể thao dân tộc gồm có “Kéo co, bắn nỏ, ném còn, chọi gà, hát hò nhảy múa v.v…”. Tất cả, đều xuất phát từ một thứ mà người ta gọi là “Gìn giữ và lưu truyền những giá trị văn hóa cao đẹp có từ thời ông bà tổ tiên”.

Các lễ hội độc đáo ở Quỳnh Nhai - Ảnh 3

Và đó là những lễ hội tiêu biểu nhất ở huyện Quỳnh Nhai, còn thực hư nó có thể níu được chân khách thăm quan hay còn khiến cho người đến thăm năm sau sẽ quay trở lại là một bí mật đang chờ các bạn đến khám phá.

Các lễ hội độc đáo ở Quỳnh Nhai, cac le hoi doc dao o Quynh Nhai

Các lễ hội độc đáo ở Quỳnh Nhai, cac le hoi doc dao o Quynh Nhai
61 6 67 128 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==
bg_right_all
bg_left_all