==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Một loại cỏ sống tự nhiên trên mảnh đất hoang sơ Quỳnh Nhai, được người dân bản Thái hái về chế biến nhẹ trở thành một món ăn dân dã vùng miền. Nhưng tên gọi của chúng được xuất phát từ đâu, hương vị của chúng ra sao vẫn là một điều bí ẩn hấp dẫn.

Cỏ Cố Hương - cây cỏ gắn liền với người dân Thái

Người dân Thái vẫn thường ra lòng hồ thủy điện Sơn La ngắm biển trời non nước, nhớ về cội nguồn mảnh đất của tổ tiên xưa kia. Bởi khi dự án được triển khai thì thôn bản của họ phải rời đi để nhường chỗ cho dự án thủy điện, nhằm đem tới cuộc sống ấm no hơn, xóa cái đói giảm cái nghèo trên rẻo cao xứ núi. Những bước chân cùng nhau bước đi, họ mang theo cả cái tên của bản, cái nếp của nhà sàn và những món ăn truyền thống mà tổ tiên để lại. Duy chỉ có một thứ mà họ không thể mang theo đi được, đó là loài cỏ dại mọc tự nhiên được dân bản gọi là Cố Hương.

Ở dưới xuôi chúng được gọi là mần trầu, còn nơi đây nó được gọi với cái tên thể hiện sự nhớ nhung da diết của người Thái về mảnh đất Quỳnh Nhai xưa kia đã yên mình dưới lòng hồ rộng lớn. Thì ra Cố Hương là để chỉ một địa điểm xa xưa, nơi chôn rau cắt rốn của tộc Thái… “Chúng tôi đi, cỏ buồn có nhớ không ?”.

Cỏ Cố Hương - loài thực dân dã mang nhiều ý nghĩa với người dân Thái

Một loại thực vật dân dã, một món thực phẩm đã cứu đói người Thái Quỳnh Nhai trong những ngày cơ cực “Xưa kia, hễ cứ mỗi lần động rừng là muôn thú lại chạy trốn sâu vào khe núi, thủy tộc sông Đà là lại ẩn mình dưới từng lớp bùn hàng trục mét, cây khó mọc được dễ, quả khó thể phình to, người dân sống trong cảnh vừa lo - vừa đói… Nhưng chính cái loài cỏ dại ven sông Đà ấy đã trở thành một món ăn cứu đói khắp vùng”.

“Cỏ mọc… nhưng tự bao giờ” người ta không thể biết được chính xác về nguồn gốc, nhưng lại khẳng định được thời điểm đua nở được diễn ra trong những mùa mưa rừng kéo dài từ tháng 4 cho tới tháng 9 hàng năm, lũ sông Đà trên thượng nguồn đổ về mang theo một lớp đất phù sa màu mỡ, là thời khắc lý tưởng để cỏ Cố Hương lại một mùa trỗi dậy.

Cỏ có ăn được không, hương vị của chúng ra sao mà người ta đồn rằng nó là đặc sản dân dã…Tập quán vùng cao xứ núi thật độc đáo, họ hái cỏ ven sông đem về rửa thật sạch, rồi ăn sống cùng với muối hạt giã gừng. Mùi thơm của cỏ không bị mất đi, nhai rôm rốp như rơm, vị tuy lạ nhưng mà ngọt bùi. Còn hơn thế nữa, cỏ có tính mát thanh nhiệt, mát gan lợi tiểu, và chữa được nhiều thứ bệnh… Chắc có lẽ vì điều này mà tuổi thọ của người Thái nơi đây khá cao… Đến nỗi các câu truyện truyền thuyết xa xưa vẫn được ngồi nghe từ những vị già làng gần trăm tuổi.

Nhưng kỳ lạ lắm, cỏ chỉ xuất hiện ở vùng ven sông Đà rộng lớn, chứ nếu đi ra khỏi bán kính hơn 30 km là không thể tìm thấy được. Bởi vậy, người dân Quỳnh Nhai mới thấy thương, thấy nhớ… Nhớ về một mảnh đất tuổi thơ nơi họ từng lớn lên. Một loài thực vật dân dã rồi trở thành món đặc sản vùng cao, hễ bất kỳ ai đi thăm quan Mộc Châu cũng thường tìm tới đây để một lần được trải nghiệm “Món ăn ngon của cha ông đất tổ người Thái Quỳnh Nhai”.

Cỏ Cố Hương - loài thực dân dã mang nhiều ý nghĩa với người dân Thái

Cỏ Cố Hương đặc sản dân dã của người Thái Quỳnh Nhai

Cỏ Cố Hương đặc sản dân dã của người Thái Quỳnh Nhai
48 5 53 101 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==
bg_right_all
bg_left_all