Hồ Quỳnh Nhai còn được biết tới là hồ thủy điện Sơn La với lòng hồ rộng trên 10.500 ha, được ví như Vịnh Hạ Long của vùng Tây Bắc. Mùa nước nổi hình ảnh con hồ còn đẹp hơn cả ngàn bức tranh sơn mài trau chuốt.
Mảnh đất hoang sơ ngày nào không chỉ nổi tiếng với những điệu nhảy truyền thống, từng làn điệu dân ca hay tiếng đàn thanh thoát mà nó còn đẹp hơn trong mùa nước nổi giữa lòng hồ thủy điện Sơn La.
Sau khi dự án được khánh thành và đi vào hoạt động, cánh cửa thiên đường mang lại nhiều tiềm năng to lớn đã mở ra, biến mảnh đất Quỳnh Nhai trở thành điểm tới của hàng triệu dấu chân bộ hành khách thăm quan.
Mùa nước nổi – Hồ mang sắc thái
Lòng hồ thật rộng, dài tới gần 30 km, dòng nước sông Đà được ngăn vách tràn về các thung lũng khe núi Quỳnh Nhai, biến nơi đây trở thành khu vực của những hòn đảo nổi, đảo chìm tựa như Vịnh Hạ Long của miền Tây Bắc. Nét tinh tế được sinh ra từ thiên nhiên kết hợp với nhân tạo, vẻ độc đáo lại được định hình từ những trí tưởng tượng phong phú của người dân địa phương, khiến con vịnh còn ẩn chứa hàng trăm hòn đảo nhỏ với nhiều hình thù kỳ quái.
- Đảo ông Tiên.
- Đảo Phượng Hoàng.
- Đảo con Gà.
- Đảo con Cóc.
- Đảo cây Nấm.
Nét yên bình – giữ bóng kẻ sinh nhai
Thấp thoáng ven hồ có đến hàng trăm chiếc thuyền đuôi én neo đậu, nét bình dị được thể hiện qua từng hoạt động thường ngày. Mỗi chiếc cần câu, dải lưới được thả ngay giữa những lớp sương mờ từ sáng sớm, rồi lại yên ả trong cái nắng nhẹ về trưa, người ta còn nghe thấy cả tiếng nước ru rương như một bản tình ca Tây Bắc… Khiến khung cảnh con hồ sớm được đẩy mạnh thành khu thăm quan sinh thái trong nay mai.
Tuyến đường món – Chạy dài trên dải lụa trắng
Mặt hồ trong xanh như ngọc, lặng sóng nước êm, càng khiến vùng hồ thủy điện Sơn La trở thành một tuyến đường thắng cảnh. Điểm khởi đầu là Quỳnh Nhai tươi trẻ còn điểm kết thúc lại là Mường Lay Điện Biên, nhưng những nét chấm phá được phác họa ngay trên dọc đường đi càng phô rõ cho sự tinh tế của các nền văn hóa đặc sắc “Ngắm người Thái trắng xinh xắn, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của người Mông, rồi đắm mình trong sự chân phương của người Lự”.
Hồ trên núi – vịt hóa thiên nga
Nếu cảnh nơi đây đã sơn thủy hữu tình, thì vạn vật lại muôn hình vạn dạng… Người thì thích ngắm những cảnh đàn Vịt nghìn con tung tăng từng đàn, người lại thích xem những loài cá Thần to lớn. Chúng không chỉ mang đến tính thẩm mỹ tô điểm cho cảnh quan mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao với bà con vùng núi.
Sân vận động của những lễ hội truyền thống.
Vắt ngang con sông là cây cầu Pá Uôn thông thoáng, một tuyến đường trọng điểm cho nền giao thông kinh tế khu vực. Là khán đài để mọi người ở khắp nơi về đây quy tụ đón ngày hội lớn.
“Dưới lòng sông thuyền Rồng vài chiếc
Hai ven hồ tiếng trống rộn vang lên
Còi hiệu lệnh xé ngang bầu không khí
Ánh mắt nhìn ti hí trong nắng Xuân”
Dấu tích còn lại của một thiên đường đã mất.
Khuất mình trong một nơi yên tĩnh, chỉ nhô lên với hàng bậc thang trắng sáng giữa vạn rạn rêu xanh, nơi đó chính là điểm cao nhất của một huyền thoại đã mất, một huyện cũ trước khi được rời đi. Tới đây người ta còn được lắng nghe các câu chuyện xoay quanh về nó, được tận mắt chứng kiến Atlantis của vùng Tây Bắc.
Đất trời Quỳnh Nhai thật đẹp, hồ thủy điện Sơn La còn đẹp muôn phần. Nếu ai đó đã từng đi khám phá Mộc Châu thì chớ đừng quên rẽ ngang vào con hồ trên núi – đất Quỳnh Nhai.