==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình mộc châu quý khách sẽ được tham gia Chợ tình Châu Mộc (nay là Mộc Châu – Sơn La) diễn ra hàng năm vào ngày 1-9 dương lịch và cũng được coi là ngày tết độc lập của người Mông. Đây cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Đơ (trắng), Mông Đu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (hoa), Mông Súa (Mông Mán)... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa

Thác Dải Yếm Thác Dải Yếm

Linh hồn của văn hóa Mộc Châu

Sáng sớm các cô gái Hmong đã chuẩn bị cho mình những bộ váy áo đẹp nhất để đi chợ tình ,Hai chữ “chợ tình” đã đi vào cách hiểu của người vùng xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ ghép này. Bởi lẽ, gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán, nhưng cái chợ tình ở đây không ai bán mà cũng chẳng ai mua. Vậy, sao gọi là chợ? Nhưng thật trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở đó theo phong tục, tập quán của từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hóa của đồng bào vùng cao.

  

Linh hồn của văn hóa Mộc Châu - Ảnh 1

 

    Chợ tình Châu Mộc cũng có dáng dấp như chợ tình Khâu Vai bên Việt Bắc, trải qua hơn 40 năm, nhiều thế hệ thanh niên gặp nhau ở đây đã nên vợ nên chồng. Cũng có mối tình không dẫn đến hôn nhân, nhưng vẫn giữ mối quan hệ bạn bè, họ gặp lại nhau trong đêm tết, thăm hỏi động viên nhau trên bước đường đời. Vì vậy, đêm về khuya, bố đi đường bố, mẹ đi đường mẹ, con trai, con gái lớn đi lối riêng của mình. Họ hẹn nhau đến sáng thì đợi ở một điểm nào đó để cùng về bản, tuyệt nhiên không hỏi đêm qua gặp ai, ở đâu, làm gì... Một đặc điểm của phiên chợ này là, tuy người rất đông, kín đường, kín chợ, ngựa xe không đi nổi, nhưng không hề có cãi cọ, không có người say rượu. Người Mông có câu: “Tan chợ không say không phải là người tốt”, ý nói người không uống say là không thật lòng với bạn, hoặc không có bạn.

Linh hồn của văn hóa Mộc Châu - Ảnh 2

    

Chợ tình- Nơi giao lưu văn hóa các dân tộc

 Theo năm tháng, chợ tình Châu Mộc ngày một thêm đông. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đã có hàng nghìn người Mông ở khắp các tỉnh vùng Tây Bắc đến dự. Sang những năm 2000, lại thêm người Mông ở Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An và cả người Mông bên nước bạn Lào cũng về vui Tết với người Mông Mộc Châu. Các dân tộc anh em như Dao, Kinh, Khơ Mú, Mường Thái ở các bản lân cận cũng kéo về thị trấn Mộc Châu vui tết cùng bà con người Mông.

Chợ tình- Nơi giao lưu văn hóa các dân tộc - Ảnh 1

Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Đường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Họ mang theo cả radio cassette đi tìm bạn, mở băng ghi âm những bài hát mà bạn mình ưa thích, bạn nghe được sẽ tự tìm đến. Rồi hai người dắt nhau đi trò chuyện, họ lại mở máy, ghi âm tiếng nói, lời ca hoặc điệu khèn của nhau. Họ trao băng ghi âm cho nhau để mỗi khi nhớ bạn lại mở ra nghe giọng nói thân thương. Trong “rừng người” chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt rửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Đó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc “kéo” nhau, “kéo” tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười, bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm tay, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve...

Chợ tình- Nơi giao lưu văn hóa các dân tộc - Ảnh 2

 

     Cuộc vui rồi cũng qua, để lại kỷ niệm sâu nặng về tình yêu, tình anh em, bạn bè, và những âm vang của những bài ca, điệu múa ẩn chứa tâm hồn người dân miền sơn cước. Năm kia là điệu nhảy khèn độc đáo của anh Thào A Say, năm ngoái là tiết mục múa Sênh Tiền của Đội văn nghệ nghiệp dư huyện Mộc Châu. Năm nay, nhiều người thuộc bài dân ca Khơ Mú “Chằm ơi” (Người đẹp ơi), lời mới, nói về các dân tộc anh em cùng đến đây chung vui với người Mông: “Người đẹp ơi/ Người đẹp về đây cùng núi, cùng rừng/ Tiếng hát ta theo gió bay cao/ Tiếng hát của tình yêu lứa đôi/ Tiếng hát của tình yêu sông núi/ Người đẹp ơi... Người đẹp ơi...”. Chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa hoa ban tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín...  

 

Xem Thêm Chương trình Mộc Châu hấp dẫn

Bản Sắc Chợ Tình Mộc Châu, Ban Sac Cho Tinh Moc Chau

Bản Sắc Chợ Tình Mộc Châu, Ban Sac Cho Tinh Moc Chau
26 2 28 54 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==
bg_right_all
bg_left_all