==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đền thờ nàng Han nằm ở bản Tây An, xã Mường So và bản Phai Cát, xã Khổng Lào huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, một điểm đến tâm linh ẩn chứa cả phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp lẫn câu truyện truyền thuyết đầy hấp dẫn về một nữ Thần.

Trước năm 2004, đền thờ Nàng Han thuộc bản Tây An xã Mường So và bản Phai Cát xã Khổng Lào trong địa phận huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Nhưng sau khi chia tách tỉnh thì đền Nàng được chuyển sang huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, vốn là khu vực của đồng bào dân tộc Thái trắng định cư sinh sống.

Nàng là niềm tự hào, hiện thân cho khát vọng hòa bình

Trong tâm thức của những người con tộc Thái bản địa, Nàng được tôn sùng như một vị thần bao bọc, che chở và bảo vệ cho muôn dân, cho các bản làng bất kể đó là người Mông, người Dao, người Lự, người Khơ Mú hay người Thái nói riêng. Nhưng với dân tộc Thái ở Mường So – Phong Thổ - Lai Châu thì việc thờ cúng Nàng cũng được coi là một lễ hội quan trọng độc đáo giống như những tục thờ Nàng ở từng địa điểm khác.

Nàng là niềm tự hào, hiện thân cho khát vọng hòa bình

Truyền thuyết Nàng Han qua nhiều năm tháng

Nàng vốn là con gái của một gia đình nghèo thuộc bản Lang, thủa ấy giặc phương Bắc hung hãn hoành hành đem quân sang cướp phá, giết chóc, những vị tướng giỏi nhất của các xứ mường được cử đi cũng không thể đánh bại kẻ thù. Trước tình thế nguy kịch, chúa đất phải đốt lửa để tuyển mộ anh tài nhằm tiếp ứng cho các vị tướng, rất nhiều trai tráng đã thi triển tài năng võ nghệ nhưng không một ai trong đó thực sự giỏi giang cả. Cho đến khi nàng Han xuất hiện cầu xin được cầm quân lên đường dẹp giặc.

Ngày đêm binh thao võ luyện, lương thực tích trữ đầy kho, trận pháp suy tư tính kỹ và ngày ấy cũng đã đến… Nàng tuốt kiếm chỉ về phía địch, giọng hô vang “Đánh đuổi kẻ thù”, cờ của nàng chỉ đơn thuần là chăn thêu treo trên cán tre nhưng vẫn thể hiện được ý chí kiên cường. Trận chiến kéo dài liên tục trong suốt nhiều ngày đêm, đến đúng ngày 30 Tết, giặc đã bại trận mỗi kẻ một phương, còn Nang và các tương sỹ hênh hoan trở về trong niềm vui chiến thắng.

Nhưng khi đến mó nước Nậm So bên cạnh con suối Tùng Lùm, dòng chảy thật mát, làn nước thật trong, Nàng cởi xiêm y để tắm rửa mùi tanh từ máu giặc. Nhưng lạ thay, sau khi gột rửa bụi trần, thân thể Nàng bỗng nhẹ bẫng rồi từ từ bay lên trời cao, ba quân tướng sỹ không thoát khỏi sự bất ngờ trước mắt.

Năm ngày sau khi Nàng thăng thiên, những vị tướng do Nàng chỉ huy cũng dần dần biến mất, người dân quanh vùng cho đó là điềm lành và họ coi mó nước Nậm So là “Bảng phong Thần - Thiên Binh Thần Tướng”. Cũng kể từ đấy, đền thờ Nàng được dân bản dựng lên, lễ hội Nàng cũng sinh ra từ đó, một nghi thức trọng đại nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của một nữ anh tài.

Truyền thuyết Nàng Han qua nhiều năm tháng

Non xanh nước biếc vây quanh lấy Nàng

Đền của Nàng chỉ đơn thuần là một gian phòng nhỏ, sạch sẽ uy nghiêm, không quá nhiều khói hương nghi ngút. Được xây dựng trên một khoảng đất rộng chừng 32 mét vuông theo kiểu kiến trúc một gian hai trái và bốn mái phía trên. Giấc ngủ của Nàng được bảo vệ bởi một đôi Thạch Mã với nhiều hoa văn tinh xảo, cổ đeo vòng chuông, ánh mắt nhân từ hướng vào lư hương bên trong. Ngay ngoài cửa đi về phía trái, người ta còn có thể thấy một chiếc giếng nước được làm từ đá cuội “Nước thật trong, vị thật ngọt lại còn thanh mát”.

Ngắm nhìn non sông, ngắm nhìn rừng núi, cảnh vật xung quanh Đền thờ thật “Sơn thủy hữu tình”, với bên dưới là dòng sông Đà rộng lớn tích nước cho cả hệ thống thủy điện Sơn La, còn bên trên là trời xanh bao la gió mát lồng lộng. Sắc màu khu vực còn phải kể tới những dãy nhà mái đỏ được xếp hàng cạnh nhau, những dải đồi xanh hay những chiếc thuyền đánh cá… Cảnh vật…thật là bình dị.

Non xanh nước biếc vây quanh lấy Nàng

Lễ hội Nàng Han – Vinh danh nữ tướng

Một lễ hội được diễn ra hàng niên vào ngày 15 tháng 2 Âm lịch, những cô gái Thái sẽ diện cho mình từng trang phục rực rỡ sắc màu rồi uyển chuyển trong từng điệu múa. Các chàng trai khỏe mạnh thì tràn đầy sức sống trong các trò chơi dân gian truyền thống. Già, trẻ lớn bé vui mừng cùng hàng trục nghìn khách thăm quan từ xa đến ghé thăm. Ngoài việc dâng hương, dâng lễ đến Nàng, nhiều người dân còn kính tặng những món ăn ẩm thực độc đáo để cảm tạ công đức của một vị Thần bảo hộ. Trong lễ hội người ta còn có thể thấy rõ những tinh hoa văn hóa dân tộc được in đậm tại đó, chúng thể hiện qua từng bộ môn kéo co, tó má lẹ, ném còn hay đi cà kheo. Độc đáo đặc sắc hơn là các điệu múa dân gian còn có thể thu hút lòng người. trải nghiệm Mộc Châu là vậy, khám phá những điều mới lạ sẽ làm tăng thêm khả năng hiểu biết của chúng ta nhiều hơn, đặc biệt là về một nữ Thần trong truyền thuyết của người miền núi Sơn La.

Lễ hội Nàng Han – Vinh danh nữ tướng

Đền thờ nàng Han

Đền thờ nàng Han
66 7 73 139 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==
bg_right_all
bg_left_all