==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Cây đa Pắc Ma vốn là một di tích lịch sử của huyện Quỳnh Nhai trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, khu vực giữ một vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự, cửa ngõ để đưa quân đội ta di chuyển giữa Lai Châu và Điện Biên.

Cây đa Pắc Ma - Ảnh 1

Tên cây có tự bao giờ ?

Cây đa Pắc Ma vốn là cây mọc tự nhiên trên một quả đồi cao có hình dáng Yên Ngựa ở bản Pắc Ma, thuộc xã Pắc Ma – huyện Quỳnh Nhai, cách đường liên tỉnh 171 khoảng 300m. Một địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của các trận đánh nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 1952, điển hình với trận đánh tiểu đoàn Ta Bo 17 quân viễn chinh Pháp - bộ đội ta đã tiêu diệt được 72 tên địch, thu giữ được nhiều vũ khí, phá thế phòng của phe địch trên tuyến Sông Đà, tạo điều kiện to lớn làm tiền đề giải phóng vùng Tây Bắc. Hay nói chính xác hơn, cây đa đã trở thành một chứng tích gắn liền với chiến thắng của quân ta trong chiến dịch Tây Bắc.

Tài sản vô giá của một miền đất anh hùng

Đến với địa danh nổi tiếng này, người ta có thể vượt bộ đường dài hay lênh đênh đường thủy. Vẻ đẹp xung quanh trên quãng đường di chuyển nhiều không kể hết, nhưng sự bình dị của cây đa Pắc Ma mới khiến cho người ta phải cất công tìm đến.

  • Chứng tích ghi dấu cho sự hào hùng của quân đội ta trên mảnh đất miền núi Sơn La nói chung và địa phận Quỳnh Nhai nói riêng.
  • Không quá cầu kỳ như từng địa điểm lân cận, vẫn được bảo tồn duy trì và phát huy giá trị lịch sử.
  • Khuất mình trong một vị thế lý tưởng, xung quanh được bao bọc bởi rừng núi, đường dẫn đến không quá chênh vênh, thời tiết khoan khoái mát mẻ xen lẫn với những tia nắng ấm áp của miền Tây Bắc.

Lịch sử gắn liền tên tuổi

  • Vào tháng 2 năm 1946, thực dân Pháp đã đánh chiếm Lai Châu để thiết lập một bộ máy ngụy quyền do vị trí chiến lược quan trọng của địa điểm. Chúng ra sức lùng sục, truy tìm và bắt giam tra tấn các cán bộ của quân ta. Trước tình hình đó, Bộ tổng chỉ huy quân ta đã ra chỉ thị số 114/CT – BT và 115/CT – BT nêu rõ nhiệm vụ “Giải phóng đồng bào Tây Bắc và thiết lập căn cứ địa tại đây là nhiệm vụ của liên khu X”. Trong đó liên khu X là kết quả được sát nhập bởi “Khu X và khu XIV”.
  • Ngày 15 tháng 3 năm 1948, đội xung phong Quyết Tiến của liên khu X tiến vào khu vực Nghĩa Lộ Than Uyên – Văn Bàn – Ít Oong để gây dựng cở sở hướng lên Điện Biên Phủ.
  • Ngày 29 tháng 3 năm 1948, đội xung phong Quyết Tiến đã lên đường tới Tú Lệ tỉnh Yên Bái, làm bàn đạp dồn tới Mường Trai (Mường La).
  • Cuối tháng 7 năm 1948, đội đã tới Cáp Na, bản Khì, bản Giôn của huyện Quỳnh Nhai, nhưng trên đường đi do bị phục kích nên quân ta đã bị tổn thất một lượng lớn về người.
  • Cuối năm 1948 tại mặt trận Tây Bắc, Bộ tư lệnh liên khu và Khu ủy chủ trương phải đánh mạnh trên tất cả các mặt trận, trong đó phong trào Sơn La cũng đã rất lớn mạnh, cơ sở được xây dựng trên toàn tỉnh.
  • Tháng 7 năm 1949, đội xung phong Lai Châu hay còn gọi là đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu được thành lập dưới sự quyết định của liên khu X.
  • Tháng 11 năm 1949, liên khu X và liên khu I sát nhập thành liên khu Việt Bắc.
  • Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 năm 1950, Bộ tư lệnh mặt trận Tây Bắc quyết định mở chiến dịch Lê Hồng Phong 1 nhằm giải phóng biên giới, mở rộng căn cứ địa Tây Bắc dưới chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng và Bộ tổng tự lệnh.
  • Cuối năm 1950, chiến dịch biên giới giành thắng lợi và đẩy phe địch phải rút từ Lào Cai về Lai Châu.
  • Cuối tháng 7 năm 1951, địch củng cố lực lượng và tiến hành càn quét, phá hoại các cơ sở của ta để tạo ra một hậu phương vững chắc.
  • 3 tháng đầu năm 1952, địch đã đánh chiếm và tăng cường đóng quân tại hai bản “Bản Tận và Bản Bo” xã Pắc Ma.
  • Đến tháng 4 và tháng 5 năm 1952, các hoạt động quân sự của phe địch có chiều hướng thuyên giảm, không còn lùng sục gay gắt như trước nữa.
  • Cùng thời điểm đó, Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng tấn công, tập trung hỏa lực lên địa bàn Tây Bắc. Bởi quân đội ta đã xác định huyện Quỳnh Nhai là khu vực kết nối liên lạc với Tuần Giáo, Sìn Hồ và các cơ quan của tỉnh.
  • Ngày 27 tháng 7 năm 1952, Trung ương Đã quyết định tách bốn tỉnh từ liên khu Việt Bắc để thành lập khu Tây Bắc.
  • Ngày 14 tháng 10 năm 1952, chiến dịch Tây Bắc chính thức được diễn ra.
  • Cuộc chiến đã giằng co trong nhiều ngày đêm, kết quả là trận vận động tập kích Pắc Ma giành thắng lợi, giải phòng hoàn toàn huyện Quỳnh Nhai, đưa chiến dịch Tây Bắc thành công tuyệt diệu, biến khu vực trở thành căn cứ địa nối liền với căn cứ Việt Bắc.
  • Sau khi hòa bình lập lại, chính địa điểm tiền thân diễn ra các sự kiến lớn đã trở thành một di sản văn hóa có giá trị lịch sử.

Nếu ai đó có dịp đi thăm quan Mộc Châu và ghé thăm Quỳnh Nhai, thì đừng nên bỏ lỡ một huyền thoại sống cùng thời gian “Cây đa Pắc Ma”.

Cây đa Pắc Ma

Cây đa Pắc Ma
54 5 59 113 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==
bg_right_all
bg_left_all