==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

đã và đang trở thành điểm thăm quan nghỉ dưỡng được nhiều khách thăm quan yêu thích và lựa chọn. Tiếp nối bài viết Những địa điểm khám phá Mộc Châu hấp dẫn ( p1 ), chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những địa điểm chuyến đi hấp dẫn: động Sơn Mộc Hương, đồi chè, thác Dải Yếm, hang Ma suối Bàng.

Khu di tích lịch sử- Bia căm thù - Km64 Mộc Châu Khu di tích lịch sử- Bia căm thù - Km64 Mộc Châu

Động Sơn Mộc Hương

trải nghiệm Mộc Châu cách Hà Nội không xa, Động Sơn Mộc Hương hay  còn gọi là hang Dơi - “Tây Thiên Đệ Nhất Động” là một trong những hang động đẹp nhất tỉnh Sơn La, một động đá tự nhiên nằm ở dưới dãy núi đá trùng điệp về phía Đông Bắc thị trấn Mộc Châu.

Với diện tích 6.915m2, Hang Dơi xưa được người Thái gọi là hang Sa lai (Hang Nước) vì trong lòng núi có mạch nước ngầm lớn trong xanh mát lạnh chảy quanh năm không bao giờ cạn, là nguồn nước cho bà con thị trấn Mộc Châu. Sở dĩ có tên Hang Dơi vì xưa kia có những đàn dơi lớn cư ngụ trong hang, nay chúng đã di cư đi nơi khác, vì thế sau này Hang Dơi trong nhiều sách chương trình mang một cái tên mỹ miều hơn là động Sơn Mộc Hương.

Truyền thuyết kể lại rằng: “Có một con rồng, ngao du khắp bốn phương trời, đi qua vùng này thấy sơn thuỷ hữu tình, cảnh vật như tranh, khí hậu ôn hoà bèn dừng lại làm chỗ nghỉ chân. Dãy núi có hang động, được ví là nơi thân rồng nằm, cảnh sắc trong ngày thay đổi ngoạn mục, trắng ngần lúc ban mai, xanh biếc buổi trưa, rực hồng buổi chiều, tím biếc hoàng hôn. Sau rồng trả ơn cho vùng đất đã nhả 7 viên ngọc là 7 quả núi tạo nên hang đá.

Theo kiến tạo địa lý vùng đá vôi catxtơ, trải qua hàng nghìn năm, quá trình xâm thực đã tạo nên hang gồm 3 động lớn rộng và đẹp. Trần động là vòm đá cao rủ xuống những dải thạch nhũ lấp lánh 7 sắc cầu vồng, nhiều khối nhũ đá từ nóc động chảy xuống nền hang cao tới hơn 20m. Chính giữa hang có một hồ cạn rộng chừng 200m2, giữa hồ có con rùa đá lớn, bên trái có hình đôi trai gái đang quấn quít bên nhau. Nhiều nhũ đá trong động đẹp mê hồn, người giàu trí tưởng tượng có thể nghĩ tới hình con voi, con sư tử, con báo, con hổ, con kỳ đà…thậm chí cả hình những mâm lễ vật như mâm xôi gà, nậm rượu, bánh dày, quả phật…

Động Sơn Mộc Hương - Ảnh 1

Vào tháng 9/1992, Bảo tàng Sơn La kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, đã tổ chức thám sát tại Hang Dơi. Tại khoảng đất rộng 1,2m2, trước cửa hang, hố thám sát đã phát hiện có tầng văn hoá dày 0,5m, hiện vật thu gồm mảnh tước, rìu mài lưỡi, bi đá, mảnh gốm… Là dấu hiệu cho thấy tại đây đã có người Việt cổ sinh sống cách nay khoảng 3000 - 3500 năm.

Hang Dơi đã được Bộ VH-TT và DL công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 24/1/1998.

Để đến Hang Dơi, khách thăm quan đi từ Hà Nội theo đường Hà Đông, thẳng theo quốc lộ 6 đến thẳng thị trấn Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) là 195km. Đường đi khá hiểm trở, phải qua những con dốc dài khúc khủy, nhiều đoạn “cua tay áo” như dốc Cun, dốc Thung Khe…

Động Sơn Mộc Hương - Ảnh 2

Nhưng một khi đã đến được Hang Dơi, quý khách sẽ thấy quãng đường hiểm trở với những con dốc kia thật “chẳng xá gì”.

Đồi chè Mộc Châu

Cao Nguyên Mộc Châu nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt trải dài đến tận bên kia quả đồi. Nói đồi chè Mộc Châu là cảnh đẹp thiên nhiên, đùng! Nhưng nói đồi chè Mộc Châu là nét đẹp nhân tạo cũng chẳng sai

Cao Nguyên Mộc Châu nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt trải dài đến tận bên kia quả đồi. Nói đồi chè Mộc Châu là cảnh đẹp thiên nhiên, đùng! Nhưng nói đồi chè Mộc Châu là nét đẹp nhân tạo cũng chẳng sai bởi chính bàn tay của những con người, những công nhân nông trường chè đã tạo nên những tuyệt tác đó như đồi chè hình chữ S, đồi chè hình trái tim trên đường đến Ngũ Động Bản Ôn…

Đồi chè gần nhất là đồi chè cách  Công Đoàn Mộc Châu khoảng 3km. Bạn sẽ bắt gặp 1 lối lên ở phía bên tay phải.

Sóng chè Mộc Châu

Những sóng chè Mộc Châu

Đồi chè đẹp ở Mộc Châu

Đồi chè với những hình dáng lạ mắt

Đường tới Ngũ Động Bản Ôn là con đường có nhiều đồi chè đẹp nhất với những hình dáng lạ mắt như hình chữ S, hình vòng cung hay hình trái tim… Nơi đây đã trở thành điểm hẹn của các cặp đôi uyên ương đến để chụp ảnh cưới.

Thác Dải Yếm

Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ô tô theo đường chính hoặc dọc theo suối khoảng 4km đến chỗ hợp lưu hai con suối sẽ đến thác Dải Yếm hùng vĩ. 

Thác Dải Yếm các tên gọi khác là "thác Nàng", "thác Bản Vặt" nằm tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ thác mang tên là Dải Yếm vì theo truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ.

Thác Dải Yếm khởi nguồn từ 2 khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu, chảy từ hang đá ở địa đầu bản Vặt (nơi có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất này khi tộc người Thái đến định cư ở đây). Nước từ nguồn trong núi chảy ra tạo thành suối Vặt khoảng 5 km thì hòa vào dòng chảy của suối Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về đất Yên Châu tạo thành thác nước hùng vĩ.

Thác Dải Yếm hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Bắc

“Dải Yếm” có chiều cao khoảng trên dưới 100 m, chia làm hai nhánh, một bên có tới 9 tầng (như “chín bậc tình yêu” trong truyền thuyết), một bên 5 tầng, 2 thác nằm cách nhau khoảng 200 m.

Thác ngày đêm đổ xuống trắng xóa, ầm ào, không chỉ mang đến cho khách thăm quan sự thích thú trước một khung cảnh vừa huyền bí vừa kỳ vĩ của đất trời mà còn cảm giác sảng khoái khi được hòa mình vào những ngọn gió mang hơi nước mát lành.

Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, bởi lúc này lượng nước đổ về nhiều, toàn bộ thác rộng 70m là một màn nước trắng xóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Nhìn từ xa, thác như một “dải yếm” hững hợ nối giữa trời và đất.

Thác Dải Yếm đẹp nhất là vào những tháng 4 đến tháng 9 hằng năm bởi trong những tháng này nước nhiều nên toàn bộ thác rộng 70m bao phủ một màn nước trắng xóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Nhìn từ xa, thác như một “dải yếm” vắt ngang qua triền đồi được ánh nắng nhuộm vàng màu mật ong.

Thác Dải Yếm - Ảnh 2

Khi đến thăm thác Dải Yếm xong, đi ngược trở lại quốc lộ 43 khoảng 600m, rẽ phải khoảng 300m Lữ khách sẽ đến Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú từ rất xa xưa của tộc người Thái ở Mộc Châu. Đây là một bản thuần Thái với các dòng họ: Sa, Hà, Hoàng.. cư dân trong bản vẫn lưu giữ được các yếu tố tộc người truyền thống như: nhà sàn và cách bài trí trong nhà, trang phục truyền thống; kinh tế ruộng nước và nương dãy, nghề dệt thổ cẩm và văn hóa ẩm thực.

Hang Ma Suối Bàng

hành trình Mộc Châu cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên,Cách Hà Nội khoảng 180km đi theo hướng quốc lộ 6, Mộc Châu không những nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp  mà còn có sức hấp dẫn từ những bí ẩn của hang quan tài treo lưng núi cao chót vót ở Suối Bàng.

Từ trung tâm Mộc Châu, đến Suối Bàng bạn nên đi theo cung đường rất đẹp sau: qua xã Tô Múa bát ngát chè, quan sát những cây chè cổ thụ trăm tuổi, hay ngắm mây trên những con dốc cheo leo đẹp mê hồn. Trung tâm xã Suối Bàng cách Tô Múa hơn 10km, còn khoảng 80 hang ma, mỗi hang thường có từ 1 đến 35 quan tài.

Nguồn gốc của những chiếc quan tài này vẫn còn là một bí ẩn. Theo lời các bậc bô lão kể lại: Cách đây hàng trăm năm, người Xá và người Thái cùng ở trên mảnh đất Mộc Châu. Do có sự tranh chấp về đất đai họ chọn cách bắn tên để giải quyết. Nếu mũi tên của bên nào bắn cắm vào vách đá nghĩa là thần núi, thần đất thuận cho ở. Họ đã đứng ở núi Cắm tên, xã Mường Sang bắn tên về Suối Bàng. Người Xá dùng tên có bịt đồng ở đầu mũi tên nên bắn vào vách đá thì bị nảy ra, còn người Thái lấy sáp ong dính vào đầu mũi tên nên khi bắn vào vách đá, mũi tên đã dính lại. Từ đó, người Thái được ở lại trên mảnh đất này, còn người Xá phải ra đi. Người Xá đi xa, nhưng khi chết, không dám chôn cất người chết trên đất nữa, đành đưa vào những thân gỗ to, khoét bỏ ruột để đưa người chết vào trong rồi dấu trên các vách đá cheo leo. Những quan tài đều được làm bằng gỗ đinh thối: loại gỗ ít bị bào mòn bởi thời gian, mưa nắng, các loài thú, mối mọt cũng không dám xâm phạm. Tuy nhiên, một truyền thuyết khác kể lại rằng những ngôi mộ táng trên các động kia đều là những mộ chứa xương của một bộ tộc ăn thịt người. 

Quan Tài Cổ Suối Bàng

Để lên các hang ma Khoang Tuống, bạn sẽ phải chui qua những đám rễ cây, dây leo chằng chịt. Phát đường mà đi trên những lớp lá cây mục. Khi chân đã bắt đầu mỏi, sẽ thấy những miệng hang kiểu vòm ếch, có hang rộng chừng 2m, trần hang thấp, lại có những hang to, chứa tới mấy chục cỗ quan tài. Ngay ngoài cửa, bạn đã thấy các mộ thuyền nằm ngổn ngang. Cái đã phủ rêu xanh, cái bị nước thấm xuống mục ruỗng. Những quan tài này đều bị người đời sau đem ra nên mới thế. Đi vào trong, những quan tài chưa bị động đến đều được gác trên những chạc cây, khô ráo, lành lặn.  Điểm chung là, chúng đều được làm bằng một thân cây khoét rỗng lòng theo hình cái bát. Cái lớn dài chừng 2.5 mét, rộng 60 cm, trong lòng khoét rộng chừng 40cm. Đầu mỗi quan tài loe ra hình đuôi én, có các cặp quai đục lỗ hình vuông để nêm chốt khi úp 2 mảnh thân gỗ với nhau. Một số quan tài vẫn còn nguyên những mẩu xương, những đầu lâu khá lớn. Ở vài hang còn có những tấm ván khắc chữ cổ, hay đẽo hình một cô gái đang múa. Theo các nhà nghiên cứu, chúng có tuổi đời từ 300 đến 500 năm, và theo phỏng đoán đây đều là mộ táng của người thời Đinh –Lý, sống vào khoảng thế kỷ 10-12.

trải nghiệm Mộc Châu - Hang Ma Suối Bàng

Rời hang ma, chắc hẳn bạn sẽ tò mò, bởi không hiểu bằng cách nào mà những khối gỗ lớn, nguyên vẹn như vậy lại có thể chuyển vào trong hang, đẽo thành những quan tài nguyên vẹn. Bạn sẽ băn khoăn bởi tại sao hàng ngàn năm đã qua, những cỗ quan tài vẫn còn tương đối nguyên vẹn và chỉ bị tháo dỡ bởi bàn tay con người.

Những Địa điểm khám phá Mộc Châu Hấp Dẫn ( P2 )

Những Địa điểm khám phá Mộc Châu Hấp Dẫn ( P2 )
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==
bg_right_all
bg_left_all